• ĐẠI LÝ BRIDGESTONE
  • CHÍNH SÁCH BẢO HÀNH LỐP XE BRIDGESTONE
  • trung tam vo xe
  • BRIDGESTONE

Cần loại bỏ từ 'tải trọng' ra khỏi văn bản luật ở Việt Nam

Sau khi giải thích ý nghĩa của hai từ dễ nhầm lẫn là trọng tải và tải trong theo cách hiểu các văn bản luật ở Việt Nam (kỳ trước), có thể thấy tải trọng là từ chỉ khối lượng. Giờ xem, trong các văn bản đường bộ đang xét, cụm từ tải trọng của đường bộ mang ý nghĩa gì.


Theo nghĩa của Từ điển tiếng Việt cũng như thực tế sử dụng thuật ngữ khoa học, tải trọng của đường bộ là tập hợp lực tác dụng lên cầu/đường, khi phân tích sức bền cơ học của cầu/đường. Như vậy, trong tập hợp đó không chỉ có trọng lực tĩnh và di động mà còn có cả các lực khác nữa, ví dụ do gió, sụt lún, động đất hay giãn nở vì nhiệt.

Lại giải thích rằng “tải trọng của đường bộ là khả năng chịu tải khai thác của đường bộ”, như trong Thông tư 46/2015/TT-BGTVT, cũng là không thỏa đáng, bởi tải trọng và khả năng chịu tải là hai khái niệm hầu như đối lập: tải trọng là yếu tố bên ngoài tác động lên kết cấu cầu/đường, trong khi khả năng chịu tải là yếu tố nội tại của kết cấu cầu/đường chống đỡ lại các tác động ấy.

Thực ra, nội dung định nói trong các văn bản này là, có những tuyến đường, thường ở địa phương, được thiết kế với khả năng chịu tải thấp, những đoạn tuyến quốc lộ chưa được nâng cấp đồng bộ hoặc những cầu đã yếu do cũ hoặc gặp sự cố.

http://vnexpress.net/tin-tuc/oto-xe-may/dien-dan/can-loai-bo-tu-tai-trong-ra-khoi-van-ban-luat-o-viet-nam-3364146.html

Ở đó cần cắm biển, ví dụ “Cấm xe tải” (biển 116a) hoặc “Giới hạn khối lượng xe” (biển 115) hoặc “Giới hạn khối lượng trên trục” (biển 116) để cấm những xe quá tải đi vào, nhằm đảm bảo an toàn kết cấu cầu/đường. Con số ghi trên các biển đó không phải là tải trọng của đường bộ mà chỉ là giới hạn khối lượng toàn bộ xe không được vượt. Vì vậy cần thay tải trọng của đường bộ trong các văn bản hiện nay bằng cụm từ khác.

Trong trường hợp này, dùng cụm từ "năng lực chịu tải" của đường bộ là thích hợp nhất, nó cho biết một tuyến hay đoạn tuyến nhất định cho phép một xe nặng đến mức nào được lưu hành; tương tự, khổ giới hạn cho biết một xe cồng kềnh đến mức nào được lưu hành. Năng lực chịu tải và khổ giới hạn gộp lại được gọi chung là năng lực lưu thông của đường bộ.

Vì vậy, trong văn bản, nên loại bỏ cụm từ tải trọng của đường bộ. Ở đâu có cụm từ tải trọng của đường bộ đứng riêng thì thay bằng năng lực chịu tải của đường bộ; nơi nào khổ giới hạn đứng riêng thì vẫn giữ khổ giới hạn; còn ở đâu hai cụm đó đứng chung thì thay bằng năng lực lưu thông của đường bộ, ví dụ trong Điều 28 Luật Giao thông đường bộ và các văn bản khác:

- Tải trọng và khổ giới hạn của đường bộ thay bằng "năng lực lưu thông của đường bộ";

- Quy định về "tải trọng, khổ giới hạn" của đường bộ thay bằng quy định về "năng lực lưu thông của đường bộ";

- Công bố tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ thay bằng công bố năng lực lưu thông của đường bộ. 

Thay đổi như được kiến nghị ở cả ba Phần sẽ làm giảm đi đáng kể số lượng từ ngữ, và điều quan trọng là chúng trở nên dễ hiểu, chính xác, đúng nghĩa đã cho trong từ điển được sử dụng từ lâu trong các ngành khoa học khác, trong đó có Cơ học kết cấu cầu đường và tránh được sự hiểu lầm.

Biết rằng, việc sửa lại các văn bản như trên sẽ là hết sức khó khăn, song có thể thực hiện được, trước hết là trong các văn bản mới đang được dự thảo, sau đó dần dần trong các văn bản khác, khi chúng được bổ sung hoặc thay thế.

Go Top