Những tiếng ồn từ phương tiện cùng hiện tượng rung giật xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Một số xảy ra trong quá trình vận hành BÌNH THƯỜNG của phương tiện, điển hình là từ các chi tiết cơ khi có chuyển động quay. Những chi tiết đó bao gồm động cơ, hộp số, trục truyền động và cụm chi tiết vỏ/ bánh xe.
Những tiếng ồn, rung giật khác có thể xảy ra trong điều kiện hoạt động KHÔNG BÌNH THƯỜNG, có thể thấy rõ ở vỏ xe, mâm, trục truyền động, và các chi tiết bị mài mòn.
Mỗi sự rung giật bao gồm 3 yếu tố:
+ Chi tiết phát sinh hiện tượng rung hay nguồn rung ( trong tình trạng bị tác động) – là chi tiết gây nên sự rung giật
+ Chi tiết chuyền rung
+ Chi tiết bị rung
Những chi tiết gây nên hiện tượng rung giật ( nguồn rung) có thể nằm ở xa các chi tiết thực tế đang rung hoặc đang ồn.
Nguồn rung có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường hoặc không gây ảnh hưởng do bị ngắt các chi tiết chuyền rung
Một khả năng khác là làm chi tiết chịu rung bị hư hỏng. Có lẽ chúng còn dễ thấy nhất là làm cho các chi tiết bị rung và gây ồn.
Sự rung giật được chia ra làm 2 loại:
+ Rung khi Bị tác động ( rung khi có năng lượng cung cấp) – Ví dụ một bánh xe mất cân bằng động sẽ rung, nẩy khi chuyển động
+ Rung Tự do ( tiếp tục rung khi ngoại lực thôi tác dụng) – Ví dụ như ăng ten hoặc ghế ngồi tiếp tục rung khi ngừng tác dụng lực.
Các cung rung động :
Sự rung động của vành và lốp xe có thể được gây ra bởi: Mất cân bằng ( phân bổ ) về vật liệu
- Sự không đồng nhất về độ cứng vững của thành lốp (sinh ra lực dọc biến thiên)
- Mâm bị cong, biến dạng
- Lốp không tròn bị biến dạng
- Lỗi lắp bánh không đồng tâm
- Phanh mòn hoặc hư hỏng *
- Láp hoặc cao su chân máy hư hỏng*
- Đặc tính phương tiện*
- Sự tổng hợp tất cả nguyên nhân trên
*Nguyên nhân có thể được chẩn đoán bởi GPS 9700
Sự rung động bậc 1 – rung 1 lần trong 1 chu kì quay
Sự rung động bậc 2 – rung 2 lần trong 1 chu kì quay
Sự rung động bậc 3 – rung 3 lần trong 1 chu kì quay